Không thể phủ nhận, nền công nghiệp cửa nhôm kính đã và đang có những bước tiến rất dài, kéo theo những phát minh mới về phụ kiện cửa. Cụ thể ở đây là “cục chặn cửa”, từ việc dùng những miếng nhựa, miếng gỗ đơn sơ làm chặn cửa thì hiện tại, sản phẩm này đã cải tiến lên rất nhiều, đa dạng chủng loại như: nam châm, móng ngựa hay gần đây nhất là chặn cửa Cal. Vậy, cục chặn cửa được phân biệt như thế nào, nó có thật sự quan trọng không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

 

Bảng so sánh các loại chặn cửa phổ biến hiện nay, có mấy loại?

Không muốn phải đọc nhiều? Xem ngay bảng so sánh các loại chặn cửa.

 

1. Cục chặn cửa là gì?

Theo lý thuyết, cục chặn cửa là vật dụng dùng để giữ cánh cửa đứng yên khi mở, tránh cửa đập mạnh khi có gió lớn, tránh để phần tay nắm cạ vào tường dẫn đến xước, hư hỏng. 

Mục đích ban đầu là để tránh cửa đóng lại một cách thô bạo gây hỏng cửa và khung cửa khi có gió lớn thổi vào. Nhưng theo thời gian sử dụng, cục chặn cửa còn làm nhiều hơn thế:

  • Giúp cửa đứng yên ngay cả khi có gió lớn, lực tác động mạnh.
  • Không cần thao tác thủ công để chặn cửa, chỉ cần mở cửa, để cửa chạm vào cục chặn, thế là xong, rất tiện lợi.
  • Cố định cửa trong lúc làm việc nhà như: lau nhà, khuâng vác đồ đạc… Quý khách có thể thoải mái sinh hoạt mà không phải lo cửa bị đóng bất ngờ.

Từ những lý do trên có thể nói, cục chặn cửa không chỉ bảo vệ tính thẩm mỹ cho bộ cửa mà còn bảo vệ và hỗ trợ gia đình trong một số công việc nhất định. Do vậy, cục chặn cửa là sản phẩm cần thiết mà mỗi gia đình nên sắm sửa.

 

2. Bảng so sánh các loại chặn cửa

 

Mục lục/ Thông tin
Tên gọi CHẶN CỬA NAM CHÂM CHẶN CỬA MÓNG NGỰA CHẶN CỬA CAL
Xuất xứ Nhiều nước Nhiều nước Hy Lạp
Thượng hiệu Đa dạng Đa dạng Cal Aluminium
Vật liệu Inox, thép, sắt,… Inox, thép, sắt,… Nhựa Poliamide không thể phá hủy
Độ khó lắp đặt Khó Trung bình Dễ
Một bộ bao gồm mấy thiết bị 2 1 1
Khoảng cách từ cửa tới sàn Cao bao nhiêu cũng được Phụ thuộc vào chiều dài chân ngựa 2-12mm
Có cần tường phía sau cửa đề lắp đặt Không Không
Cần khoan tưởng để lắp đặt Không Không
Cần khoan cửa để lắp đặt Không
Tích hợp chức năng tránh va đập Không Không
Độ mở của cửa khi muốn chặn cửa Mở hết ra Bất cứ chỗ nào Bất cứ chỗ nào
Thao tác khi gạt lên Không có Khó Dễ
Thao tác khi gạt xuống Không có Dễ Dễ
Độ bền Tùy vào chất lượng vật liệu Tùy vào chất lượng vật liệu Tốt
Nhiều thiết kế Không
Nhiều màu sác Không

 

3. Có bao nhiêu loại chặn cửa

Dựa theo mục đích sử dụng thì có thể chia ra làm hai loại, là chặn cửa cố định cửa  chặn cửa tránh va đập.

3.1. Chặn cửa cố định cửa

Chặn cửa cố định cửa là loại dùng để giữ cánh cửa không bị lung lay khi mở ra ở một góc độ mà người dùng muốn. Người ta thường giữ cánh cửa lại cho cửa khỏi đóng khi muốn khiêng đồ từ ngoài vào hay lau dọn mà đang bận tay không thể mở cửa nếu chẳng may cửa đóng lại.

Loại này trên thị trường thì có ba loại khác nhau phổ biến là chặn cửa nam châm, móng ngựa và Cal.

CHẶN CỬA CAL

Bảng so sánh các loại chặn cửa phổ biến hiện nay, có mấy loại?
Chặn cửa Cal

 

Gọi là chặn cửa Cal vì đây là sản phẩm mới nhất do công ty Cal Aluminium phát triển và được phân phối độc quyền bởi công ty Alhaco.

Thiết kế của sản phẩm này phần lớn làm từ nhựa nên có thể đảm bảo tiêu chí gọn nhẹ. Tuy bằng nhựa nhưng là nhựa cứng, có thể chịu lực dập cửa lớn mà không xảy ra vấn đề gì.

Sản phẩm bao gồm các thành phần như cò bật, miếng nhựa chụp đầu, lò xo bên trong được nối với phần khung. Phía sau khung là một pát dùng để lắp chặn cửa vào.

Chặn cửa Cal không cần phải khoan đục lỗ. Thay vào đó, sản phẩm được bán kèm với miếng dán siêu dính 2 mặt. Miếng dán này sẽ được dán trên pát. 

Thao tác lắp đặt đơn giản:

  • Chọn cửa cần lắp đặt.
  • Tháo tấm dán phía sau sản phẩm.
  • Dán vào phía bên ngoài, cách biên cửa 5-15cm.
  • Khi dán, hãy đảm bảo phần mặt trên chìa ra ở phía dưới pát chặn cửa nằm sát với mặt dưới của cửa.
  • Để yên không sử dụng trong vòng 24h.
  • Nếu muốn tháo ra thì dùng máy sấy.

Theo thử nghiệm của chúng tôi, miếng dán này có thể chịu đựng lực tác động lên đến 200N trong 10 giây liên tục mà vẫn không bị bung ra. Điều này chứng minh rằng độ dính của băng dính cực tốt.

Thao tác lắp đặt đã dễ, sử dụng còn dễ hơn. Khi cần giữ cửa, chỉ cần dùng chân gạt cò xuống. Lúc này miếng nhựa sẽ chạm đất tạo ra ma sát giữ cánh cửa không bị di chuyển. Thao thác này cũng giống như thao tác sử dụng chặn cửa móng ngựa.

Bảng so sánh các loại chặn cửa phổ biến hiện nay, có mấy loại?
Thao tác gạt xuống.

 

Tuy nhiên điều khác biệt là ở đây. Quý khách không cần phải cúi xuống khi gạt chốt lên mà thay vào đó, cứ dùng chân móc ngược cò lên. Vì có độ trợ lực của lò xo bên trong nên khi có một chút tác động hướng lên vào cò, cò sẽ được lò xo tự động đẩy trở lại vị trí ban đầu.

Bảng so sánh các loại chặn cửa phổ biến hiện nay, có mấy loại?
Thao tác gạt lên.

 

Tất nhiên là sản phẩm nào cũng sẽ có mặt hạn chế riêng. Và mặt hạn chế của cục chặn cửa Cal là không đa dạng màu sắc và kiểu dáng, thiết kế bằng nhựa nên không tạo được cảm giác sang trọng cho căn nhà.

Sử dụng lâu ngày có thể làm miếng dính giảm bớt độ dính. Tuy nhiên chỉ cần mua miếng dính khác thay vào là được nên khuyết điểm này không đáng kể.

Xem thêm: So sánh ke ma thuật Cal với 2 loại ke góc phổ biến khác

Ưu điểm

  • Lắp đặt dễ dàng.
  • Sử dụng tiện lợi.
  • Không phải khoan lỗ hay đục lỗ bất cứ chỗ nào.
  • Giữ cửa rất chắc chắn.

Nhược điểm

  • Thiết kế không đa dạng.
  • Không có màu sắc khác để lựa chọn.
  • Thiết kế bằng nhựa kém sang trọng.
  • Chỉ sử dụng được cho cửa có khoảng cách từ sàn tới cửa cao 2-12mm.

Hiện Alhaco đang cung cấp cục chặn cửa Cal với giá cả phải chăng. 

Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí

Thông tin liên hệ:

Công ty xuất – nhập khẩu quốc tế Alhaco

93 Kênh 19/5 F.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, TP.HCM

Hotline: 012.54.55.6789 – Mr.Khánh

Xem thêm: Các sản phẩm khác của Cal tại đây.

 

CHẶN CỬA NAM CHÂM

Bảng so sánh các loại chặn cửa phổ biến hiện nay, có mấy loại?
Chặn cửa nam châm

 

Là loại có thiết kế giống với chốt chặn cửa ở trên nhưng thay vì sử dụng đầu nhựa thì loại này sử dụng loại đầu kim loại. Chốt này cũng được lắp vào phần tường phía sau cánh cửa ngay góc dưới cánh cửa. Đối diện với chốt sẽ là một cục nam châm được lắp vào cánh cửa.

Khi mở hết cửa ra, nam châm từ cửa sẽ hút vào đầu kim loại ở chốt bên kia nên sẽ cố định được cánh cửa, giữ cửa không đóng lại.

Ngoài ra loại này cũng được sử dụng như loại chống va đập, có thể nói đây là chặn cửa có thiết kế 2 trong 1.

Ngoài những điểm trên, nhà phân phối đã tạo ra nhiều thiết kế khác nhau cho lại này. Những thiết kế này hấu hết mang kiểu dáng hiện đại, đa dạng màu sắc hơn.

Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất trên loại này chính là thời lượng sử dụng của nam châm. Nam châm này không phải nam châm vĩnh cửu và sau một thời gian dài sử dụng thì nam châm sẽ mất đi độ hút. Khi đó cách duy nhất đề sửa là thay bằng một bộ chặn cửa khác.

Thêm một khuyết điểm nữa, do sử dụng nhiều, phần đầu kim loại và nam châm va chạm nhiều với nhau có thể gây ra trầy xước, làm mất đi tính thẩm mỹ mặc dù không đáng kể.

 

Bảng so sánh các loại chặn cửa phổ biến hiện nay, có mấy loại?
Chặn cửa nam châm

 

Ưu điểm

  • Thiết kế 2 trong 1, vừa giữ cửa vừa tránh va đập.
  • Nhiều kiểu thiết kế khác nhau.
  • Nhiều màu sắc.
  • Lực hít rất mạnh.
  • Làm bằng inox nên chống gỉ.

Nhược điểm

  • Nam châm xài lâu sẽ dần yếu đi.
  • Chỗ tiếp xúc giữa nam châm và đầu kim loại có thể bị trầy gây mất thẩm mỹ.
  • Phải đục lỗ và khoan vào tường để lắp chốt kim loại.
  • Phải đục lỗ và khoan vào cửa để lắp nam châm.
  • Nếu không để ý có thể đá phải gây thương tích.
  • Không sử dụng được cho cửa không có tường ở sau.

 

CHẶN CỬA MÓNG NGỰA

Bảng so sánh các loại chặn cửa phổ biến hiện nay, có mấy loại?
Chặn cửa móng ngựa

 

Sỡ dĩ có tên như vậy vì loại chặn cửa này có thiết kế mang hình dáng giống chân ngựa. Thiết kế bao gồm: một thanh kim loại cong hình chân ngựa. Bên dưới thanh kim loại là một nút nhựa nhìn như móng ngựa.

Phía trên đầu là pát dẹt dùng để lắp ốc. Pát này nối với chân ngựa bởi một khớp nối giúp chân ngựa có thể di chuyển lên xuống trơn tru.

Chặn cửa móng ngựa thường được lắp ngay trên góc dưới cánh cửa. Khi mở cửa ra, người sử dụng sẽ bật chân ngựa ra, để cho chân ngựa chạm đất là có thể giữ yên cửa. Khi nào không xài nữa thì lại gạt lên.

 

Bảng so sánh các loại chặn cửa phổ biến hiện nay, có mấy loại?
Khi gạt xuống

 

Cũng giống chặn cửa nam châm, loại này cũng có nhiều thiết kế khác nhau đi kèm với nhiều màu sắc khác nhau để thỏa mãn sở thích của người dùng.

Tuy nhiên, điểm trừ của sản phẩm này ở chỗ khi gạt xuống có thể dùng chân, nhưng khi gạt lên thì thao tác bằng chân hơi khó. Do đó người dùng thường phải cúi xuống và dùng tay để gạt, khá bất tiện, không được tiện lợi như chặn cửa Cal.

 

Bảng so sánh các loại chặn cửa phổ biến hiện nay, có mấy loại?
Khi gạt lên

 

Thêm nữa là đối với những người cầu toàn thì sản phẩm này sẽ là thảm họa, vì nếu muốn sử dụng, phải khoan lỗ trên cửa mới gắn chặn cửa vào được. Việc này sẽ làm hư cánh cửa, hoặc gây mất thẩm mỹ nếu người làm cẩu thả vô ý. Và nếu chẳng may sau này cần thay mới, mua phải loại ốc nhỏ hơn thì lại phải mất thời gian để đổi hoặc tốn thêm tiền mua lại món khác.

Khớp nối giữa pát và chân ngựa cũng cần phải bảo trì tốt nếu như không muốn gặp phải cảnh chân ngựa không chịu gạt lên do khớp nối lỏng lẻo theo thời gian sử dụng.

Ưu điểm

  • Giữ cửa rất tốt và chắc.
  • Gắn trên cửa nên không làm hư tường.
  • Thuận tiên khi gạt xuống để giữ cửa.
  • Nhiều thiết kế khác nhau.
  • Nhiều màu sắc khác nhau.
  • Sử dụng được cho cửa có khoảng cánh từ sàn tới cửa cao phụ thuộc vào độ dài chân ngựa.

Khuyết điểm

  • Do lắp vào cửa nên phải khoan lỗ trên cửa, có thể hư cửa.
  • Thao tác gạt chân ngựa lên khá bất tiện.
  • Khớp nối sau thời gian dài sử dụng có thể gặp tình trạng lỏng lẻo.

3.5. Chặn cửa tránh va đập

Chặn cửa tránh va đập là loại không có chức năng giữ cửa mở mà thay vào đó nó có chức năng ngăn chặn cánh cửa khi đóng vào không bị va đập với bức tường đằng sau.

Mục đích của việc này là để giữ cho cửa nguyên vẹn, không bị hư hỏng do va đập, vì có thể ảnh hưởng đến độ bền, thẩm mỹ và chất lượng cửa.

Có mấy loại chặn cửa tránh va đập?

Thông thường, chặn cửa loại này chỉ là một miếng cao su để đỡ cửa, đằng sau có băng dính hoặc hít để dán vào bức tưởng sau cửa.

Loại này được biến tấu thành nhiều hình dạng khác nhau để phù hợp hơn với sở thích người tiêu dùng và còn dùng như sticker để trang trí cho khu vực tường sau cửa.

Bảng so sánh các loại chặn cửa phổ biến hiện nay, có mấy loại?
Cục chặn cửa cao su loại thường

 

Tuy nhiên, ngoài loại thông thường đó ra thì người ta cũng đã sáng chế ra loại mang tính chuyên nghiệp và chuẩn chỉnh hơn gọi là cục chặn cửa bán nguyệt.

Khác với loại phổ thông ở trên, loại này được gắn chặt dưới đất phía sau cánh với phần cao su màu đen đối diện về phía cửa. Miếng cao su này hoạt động như những miếng cao su đã nói ở trên với chức năng giảm va đập.

Bảng so sánh các loại chặn cửa phổ biến hiện nay, có mấy loại?
Cục chặn cửa bán nguyệt

 

Ngoài ra, mặt lưng được làm từ inox hoặc thép kéo dài ra tới mặt ngoài nhằm mục đích cố định sao cho thật cứng cáp khi được lắp xuống đất bởi một con vít. Không chỉ vậy, mặt lưng này còn giúp cục chặn cửa bán nguyệt trông đẹp và hiện đại hơn.

Nếu muốn sử dụng chặn cửa dán tường nhưng có thiết kế kim loại hiện đại thì chốt chặn cửa là lựa chọn tối ưu. Hình dáng giống hình trụ dài, phần đầu làm bằng cao su, phần thân làm bằng kim loại nối với một chuôi tròn, dẹt dùng để vặn ốc lắp vào tường.

Bảng so sánh các loại chặn cửa phổ biến hiện nay, có mấy loại?
Chốt cặn cửa

 

Bên cạnh ba loại này ra thì cũng còn nhiều loại thiết kế khác của loại chống va đập. Tuy nhiên thì 3 loại này thương được sử dụng và cũng rất dễ sử dụng.

 

Việc lựa chọn chặn cửa thườn phụ thuộc vào sở thích cũng như nhu cầu sử dụng. Nếu muốn sản phẩm tích hợp 2 trong một, hãy chọn loại có nam châm. Nếu muốn loại nào đơn giản, giá thành mềm thì sử dụng chặn cữa móng ngựa là hợp lý nhất.

 

Liên hệ tư vấn

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

  • Showroom: 72/15 Đường số 16 (Lê Trọng Tấn), P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân, HCM
  • Nhà Xưởng: Số 93 Kênh 19/5, P.Sơn Kỳ, Q.Tân Phú, HCM
  • Hotline: 08.54.55.6789 (Mr. Khánh) hoặc (028) 38.16.33.99 – (028) 38.16.35.99 – (028) 38.16.37.99
  • Email: info@alhaco.com